
t ò a .n h à
...C A O .N I Ê N
...C A O .N I Ê N
____________________________________________________________________________
l a m g i a n g
Cô chọn đến ở với Bà Nội của các con trong những ngày đi..."du lịch". Những năm còn ở San Diego, cô vẫn có những lần đi ngang qua toà nhà ấy mà nào có bao giờ cô lưu tâm. Cô chưa từng bước vào sảnh của toà nhà nên cô chẳng bao giờ biết tới thế giới của những cư dân ở trong toà nhà cao vời vợi ấy.
Ngày cô đến, cô lái xe từ phi trường Los Angeles về tới trước toà nhà cao niên ấy ở San Diego là vào lúc nửa đêm. Điện thoại của cô không có service quốc tế, cô không gọi được cho Bà. Sau bao năm đã qua, cô cũng không còn nhớ ra vào toà nhà đó nằm ở trên một con phố khác. Vậy là cô cứ de xe tới lui ở con phố nơi cổng sau, trong lòng hơi có chút bối rối, chưa biết tính thế nào để vào trong. Cô thuộc loại liều, nếu nhìn theo cách của người khác. Nếu phải phân bua cho cái sự liều lĩnh của bản thân thì cô nghĩ mình không phải hạng người liều lĩnh kiểu "nhắm mắt làm càn". Ở một mức độ nào đó, cô luôn biết mình có bao nhiêu bản lĩnh và trình độ để tự làm chủ được hoàn cảnh. Trong cuộc sống thật khó để biết trước những điều run rủi. Nếu thản nhiên tiếp nhận thì sẽ chẳng còn phải bận lòng về những điều...chưa biết khi nào sẽ xảy đến. Bởi vậy mà cô chỉ tập trung vào những gì bản thân có thể tự chủ và làm hết mức tối đa. Giả sử, đêm đó không vào được nhà Bà thì đơn giản nhất là đánh xe lên phố, check in vào hotel ngủ một giấc tới sáng thì chẳng có gì phải kể về toà nhà cao niên ấy nữa.
Cô sắp sửa cam tâm quay xe lên phố thì chợt túm được hai bác bảo an của toà nhà đi tuần đêm. Giả sử cô là người nhìn những người da màu bằng con mắt kiêng kị thì có lẽ cô cũng đạp gas mà đi về hotel cho rồi. Nhưng cô có một đặc tính lạ là cô không kiêng dè bất kể ai. Cô chỉ ghét thái độ của một ai đó thì cô mới giữ kẽ, còn thì cô rất tin tưởng vào...tình người. Sau vài câu trình bày hoàn cảnh hơi khó tin của mình với 2 bác bảo an, cô cũng được các bác ấy cho mượn điện thoại, chỉ đường cho vào parking và sau chốt là mở cổng cho vào.
Khó khăn đầu tiên ở toà nhà cao niên chính là bãi đậu xe không cho phép lưu khách đậu xe qua đêm tới sáng. Cô chạy quanh các con phố lân cận gần nửa tiếng đồng hồ vẫn không moi ra được một khoảng trống để nhét xe vào. Ban đêm, khu dân cư đông đúc, mỗi nhà sở hữu 2,3 chiếc xe thì hoạ chăng biết phép lạ cô mới biến ra được một chỗ để đậu xe. Cô lủi xe trở lại parking lot của toà nhà, bước vào đại sảnh và...cười hết sức thân thiện với bác bảo an. Phải kể khổ để bác trông xe giùm thay vì bác kéo con xe của cô đi cho khuất mắt.
Cô thường tâm niệm, hãy cứ thân thiện và lên tiếng nhờ vả cật lực vào thì mọi bước chân qua bụi xương rồng gai góc sẽ trở nên êm ái như bước qua cỏ hoa :)
Bao nhiêu năm qua rồi, nhà Bà vẫn vậy. Vẫn bừa bộn ngổn ngang đồ đạc. Cũng may mà bọn trẻ có ý thức nên không tỏ thái độ "em chã" gì cả với hoàn cảnh ở nhà Bà.
Bà có thói quen đi lễ vào buổi rất sớm. Đêm đầu tiên vì thế cũng trôi qua trong tích tắc. Trong toà nhà có nhiều các cụ cao niên Việt Nam cũng có thú vui tao nhã là dậy sớm và đi lễ nên trong thang máy lúc
nào cũng có người lên người xuống thật rộn ràng. Cô quý người già nên ai cô cũng một câu chào cụ, hai câu chào ông, chào bà. Các cụ đang tò mò nhìn cô dò xét, lại được Bà hớn hở giới thiệu ngay:
- Con dâu tôi đó. Cháu nội tôi đó.
Cô nghẹn trong họng một cục thật khó nuốt xuống. Chẳng biết Bà Nội nghĩ gì mà vẫn giới thiệu cô với người ngoài như thế. Đã li dị con trai của Bà 7 năm có lẻ rồi Bà ơi. Cô cười khổ. Thì thôi cứ để Bà có chút...thể diện. Cô không cải chính cũng chẳng mất mát gì. Có chăng là nhận thêm vô số ánh mắt nhìn mình dó xét...
Ở thêm 2 tuần trong toà nhà cô phần nào hiểu được tại sao Bà giới thiệu cô với người ta như hôm đầu tiên. Những ngày cô ở đây, cô hiếm thấy người nhà của các cụ tới thăm hỏi. Một người xa lạ như cô, chỉ vài lần chào hỏi gợi chuyện là sau đó cô luôn được ngồi nghe bao nhiêu chuyện đời xưa của các cụ. Có cụ mỗi tối đều kể về một chuyện đã quen với người chồng quá cố ra sao. Cụ có thể nhớ và kể ra vanh vách từng chi tiết rất nhỏ khi hai người quen nhau thế nào nhưng lại không nhớ là mỗi tối cụ đều ngồi kể lại ngần ấy chi tiết cho cô nghe. Có cụ thì chỉ chờ cô mỗi sáng mang đồ xuống giặt là chạy ra trò chuyện. Cũng vẫn là những chuyện cô nghe lần đầu tiên và n lần sau đó, về người xưa, về một thời son trẻ.
Bệnh đãng trí của tuổi già thật đáng sợ. Mấy ngày trước ngày cô đến lưu trú, toà nhà đã xảy ra một trận hoả hoạn. Lý do chẳng ngoài việc một cụ quên tắt bếp. Ở hành lang, có không ít những tấm thẻ nhỏ treo trên cửa của các cụ treo lên để tự cảnh báo đã tắt lửa, tắt nước chưa. Cô chợt nghĩ tuổi già đáng sợ vì bệnh đãng trí của tuổi già quá đáng sợ.
Các cụ kể chuyện xưa với ánh mắt long lanh niềm vui bao nhiêu thì khi cô chạm vào thực tế thì trong mắt tắt đi chút long lanh ấy. Có cụ thì "trả giá" cho sự bỏ bê gia đình lúc trẻ bằng sự cô độc lúc già. Như thế cũng chẳng trách được ai. Nhưng cũng không ít người cô độc còm cõi nơi toà nhà cao niên vì con cháu thành đạt nhưng bận rộn, ít thời gian ghé thăm. Con cháu cứ vô tình lướt qua năm tháng cô đơn của cha mẹ già mà đâu biết cha mẹ như lá vàng trên càng, sẽ rụng một sớm mai bất chợt.
Khi cô rời đi, cô biết mình sẽ không còn dịp quay lại toà nhà ấy nữa. Người thân và bạn bè của Bà đều nói với cô, Bà đã già yếu lắm rồi, mới mấy tuần trước nhập viện. Cô hiểu. Cô không còn bổn phận gì với Bà, nhưng các con của cô vẫn cần cội rễ vững chắc để vươn lên xanh tốt. Tình thân là thứ không phải cứ là máu mủ ruột thịt với nhau sẽ tự nhiên mà có. Mối quan hệ của cô với nhà Nội của các con vẫn duy trì vì tình thân. Cô vẫn là "con dâu", "em dâu", "cháu dâu", thậm chí ngay cả "bác dâu" với bên ấy nhưng điều buồn cười là cái người khiến cho cô có danh phận "dâu" lại không còn là gì đối với cô nữa.
Cô tâm sự với anh về nỗi cô đơn của người già ở toà nhà cao niên và buồn trầm khiến anh phải nịnh cô bằng một clip nhạc anh đàn. Giả sử anh và cô cứ thế mà già đi ở bên nhau nhỉ. Cô bảo anh, ngày nào còn chưa đãng trí, cô sẽ sống bên anh cuộc sống của những bà đầm.
Cô chọn đến ở với Bà Nội của các con trong những ngày đi..."du lịch". Những năm còn ở San Diego, cô vẫn có những lần đi ngang qua toà nhà ấy mà nào có bao giờ cô lưu tâm. Cô chưa từng bước vào sảnh của toà nhà nên cô chẳng bao giờ biết tới thế giới của những cư dân ở trong toà nhà cao vời vợi ấy.
Ngày cô đến, cô lái xe từ phi trường Los Angeles về tới trước toà nhà cao niên ấy ở San Diego là vào lúc nửa đêm. Điện thoại của cô không có service quốc tế, cô không gọi được cho Bà. Sau bao năm đã qua, cô cũng không còn nhớ ra vào toà nhà đó nằm ở trên một con phố khác. Vậy là cô cứ de xe tới lui ở con phố nơi cổng sau, trong lòng hơi có chút bối rối, chưa biết tính thế nào để vào trong. Cô thuộc loại liều, nếu nhìn theo cách của người khác. Nếu phải phân bua cho cái sự liều lĩnh của bản thân thì cô nghĩ mình không phải hạng người liều lĩnh kiểu "nhắm mắt làm càn". Ở một mức độ nào đó, cô luôn biết mình có bao nhiêu bản lĩnh và trình độ để tự làm chủ được hoàn cảnh. Trong cuộc sống thật khó để biết trước những điều run rủi. Nếu thản nhiên tiếp nhận thì sẽ chẳng còn phải bận lòng về những điều...chưa biết khi nào sẽ xảy đến. Bởi vậy mà cô chỉ tập trung vào những gì bản thân có thể tự chủ và làm hết mức tối đa. Giả sử, đêm đó không vào được nhà Bà thì đơn giản nhất là đánh xe lên phố, check in vào hotel ngủ một giấc tới sáng thì chẳng có gì phải kể về toà nhà cao niên ấy nữa.
Cô sắp sửa cam tâm quay xe lên phố thì chợt túm được hai bác bảo an của toà nhà đi tuần đêm. Giả sử cô là người nhìn những người da màu bằng con mắt kiêng kị thì có lẽ cô cũng đạp gas mà đi về hotel cho rồi. Nhưng cô có một đặc tính lạ là cô không kiêng dè bất kể ai. Cô chỉ ghét thái độ của một ai đó thì cô mới giữ kẽ, còn thì cô rất tin tưởng vào...tình người. Sau vài câu trình bày hoàn cảnh hơi khó tin của mình với 2 bác bảo an, cô cũng được các bác ấy cho mượn điện thoại, chỉ đường cho vào parking và sau chốt là mở cổng cho vào.
Khó khăn đầu tiên ở toà nhà cao niên chính là bãi đậu xe không cho phép lưu khách đậu xe qua đêm tới sáng. Cô chạy quanh các con phố lân cận gần nửa tiếng đồng hồ vẫn không moi ra được một khoảng trống để nhét xe vào. Ban đêm, khu dân cư đông đúc, mỗi nhà sở hữu 2,3 chiếc xe thì hoạ chăng biết phép lạ cô mới biến ra được một chỗ để đậu xe. Cô lủi xe trở lại parking lot của toà nhà, bước vào đại sảnh và...cười hết sức thân thiện với bác bảo an. Phải kể khổ để bác trông xe giùm thay vì bác kéo con xe của cô đi cho khuất mắt.
Cô thường tâm niệm, hãy cứ thân thiện và lên tiếng nhờ vả cật lực vào thì mọi bước chân qua bụi xương rồng gai góc sẽ trở nên êm ái như bước qua cỏ hoa :)
Bao nhiêu năm qua rồi, nhà Bà vẫn vậy. Vẫn bừa bộn ngổn ngang đồ đạc. Cũng may mà bọn trẻ có ý thức nên không tỏ thái độ "em chã" gì cả với hoàn cảnh ở nhà Bà.
Bà có thói quen đi lễ vào buổi rất sớm. Đêm đầu tiên vì thế cũng trôi qua trong tích tắc. Trong toà nhà có nhiều các cụ cao niên Việt Nam cũng có thú vui tao nhã là dậy sớm và đi lễ nên trong thang máy lúc
nào cũng có người lên người xuống thật rộn ràng. Cô quý người già nên ai cô cũng một câu chào cụ, hai câu chào ông, chào bà. Các cụ đang tò mò nhìn cô dò xét, lại được Bà hớn hở giới thiệu ngay:
- Con dâu tôi đó. Cháu nội tôi đó.
Cô nghẹn trong họng một cục thật khó nuốt xuống. Chẳng biết Bà Nội nghĩ gì mà vẫn giới thiệu cô với người ngoài như thế. Đã li dị con trai của Bà 7 năm có lẻ rồi Bà ơi. Cô cười khổ. Thì thôi cứ để Bà có chút...thể diện. Cô không cải chính cũng chẳng mất mát gì. Có chăng là nhận thêm vô số ánh mắt nhìn mình dó xét...
Ở thêm 2 tuần trong toà nhà cô phần nào hiểu được tại sao Bà giới thiệu cô với người ta như hôm đầu tiên. Những ngày cô ở đây, cô hiếm thấy người nhà của các cụ tới thăm hỏi. Một người xa lạ như cô, chỉ vài lần chào hỏi gợi chuyện là sau đó cô luôn được ngồi nghe bao nhiêu chuyện đời xưa của các cụ. Có cụ mỗi tối đều kể về một chuyện đã quen với người chồng quá cố ra sao. Cụ có thể nhớ và kể ra vanh vách từng chi tiết rất nhỏ khi hai người quen nhau thế nào nhưng lại không nhớ là mỗi tối cụ đều ngồi kể lại ngần ấy chi tiết cho cô nghe. Có cụ thì chỉ chờ cô mỗi sáng mang đồ xuống giặt là chạy ra trò chuyện. Cũng vẫn là những chuyện cô nghe lần đầu tiên và n lần sau đó, về người xưa, về một thời son trẻ.
Bệnh đãng trí của tuổi già thật đáng sợ. Mấy ngày trước ngày cô đến lưu trú, toà nhà đã xảy ra một trận hoả hoạn. Lý do chẳng ngoài việc một cụ quên tắt bếp. Ở hành lang, có không ít những tấm thẻ nhỏ treo trên cửa của các cụ treo lên để tự cảnh báo đã tắt lửa, tắt nước chưa. Cô chợt nghĩ tuổi già đáng sợ vì bệnh đãng trí của tuổi già quá đáng sợ.
Các cụ kể chuyện xưa với ánh mắt long lanh niềm vui bao nhiêu thì khi cô chạm vào thực tế thì trong mắt tắt đi chút long lanh ấy. Có cụ thì "trả giá" cho sự bỏ bê gia đình lúc trẻ bằng sự cô độc lúc già. Như thế cũng chẳng trách được ai. Nhưng cũng không ít người cô độc còm cõi nơi toà nhà cao niên vì con cháu thành đạt nhưng bận rộn, ít thời gian ghé thăm. Con cháu cứ vô tình lướt qua năm tháng cô đơn của cha mẹ già mà đâu biết cha mẹ như lá vàng trên càng, sẽ rụng một sớm mai bất chợt.
Khi cô rời đi, cô biết mình sẽ không còn dịp quay lại toà nhà ấy nữa. Người thân và bạn bè của Bà đều nói với cô, Bà đã già yếu lắm rồi, mới mấy tuần trước nhập viện. Cô hiểu. Cô không còn bổn phận gì với Bà, nhưng các con của cô vẫn cần cội rễ vững chắc để vươn lên xanh tốt. Tình thân là thứ không phải cứ là máu mủ ruột thịt với nhau sẽ tự nhiên mà có. Mối quan hệ của cô với nhà Nội của các con vẫn duy trì vì tình thân. Cô vẫn là "con dâu", "em dâu", "cháu dâu", thậm chí ngay cả "bác dâu" với bên ấy nhưng điều buồn cười là cái người khiến cho cô có danh phận "dâu" lại không còn là gì đối với cô nữa.
Cô tâm sự với anh về nỗi cô đơn của người già ở toà nhà cao niên và buồn trầm khiến anh phải nịnh cô bằng một clip nhạc anh đàn. Giả sử anh và cô cứ thế mà già đi ở bên nhau nhỉ. Cô bảo anh, ngày nào còn chưa đãng trí, cô sẽ sống bên anh cuộc sống của những bà đầm.
