
h ậ p .h ộ i .c h ư a .p h ả i .l à .c h ệ t
____________________________________________________________________________Tôi cầm bức điện tín trên tay, tần ngần một chút rồi quyết định đưa cho Buì, y có cái dáng dấp cuả thằng Vọi trong “Trống Mái” cuả Khái Hưng– to cao, điển trai, vai u thịt bắp. Có một lần y đã biễu diễn sức mạnh dành vác cái máy NRC nặng hơn 80kg dùng bấm fiches sổ tiết kiệm cuả Việt Nam Thương Tín chở từ trụ sở 79 Hàm Nghi xuống bổ sung cho chi nhánh từ dưới nhà xe lên lâù 2. Mấy cô nhân viên chạy theo coi, ré lên tán thưởng bắp thịt tay, chân cuả hắn run run giao động dưới sức nặng cuả cái maý khi hắn cố nhấc từng bước chân lên cầu thang. Bọn đàn ông con trai thì trố mắt nhìn, có người lắc đầu vì vô phúc mà y tuột tay hay cơ bắp bị duỗi ra dưới sức nặng đó thì cái maý trị giá mấy ngàn đô la Mỹ sẽ rơi xuống bể nát và không chừng chân y cũng chẳng còn. Nhưng cuối cùng y cũng đã thành công mang được cái máy lên đến nơi. Ba tên đoàn viên thanh niên đã chực sẳn ghé vai dơ tay bíu cái máy, giúp y đặt nó xuống cái bàn sắt. Thu, cô gái Sóc Trăng nhân viên ngân hàng chế độ cũ được cách mạng ‘lưu dung’, là người chiêm ngưỡng y nhiều nhất; cô vổ tay đôm đốp, xuýt xoa: “Chèng ơn, tui nhớ cái máy naỳ phaỉ bốn người khiêng mà ảnh vác có mình ênh. Anh Buì ơi là anh Buì, anh bộ đội đẹp trai...” Mấy cô nhân viên cũ được ‘lưu dung’ len lén nhìn nhau cười mỉm, lắc đầu. Ai cũng biết chuyện giưả cô Thu và tên Buì dù y đã có vợ ở ngoài Nghệ An. Ngoaì cái khả năng khuân vác đáng nể đó thì ngay cả đám đàn bà con gái “tăng viện” từ ngoaì Bắc vào cũng kháo nhau là trí óc cuả chàng nông dân naỳ tỉ lệ nghịch với sức mạnh cuả y. Nhưng y là “thủ trưởng” cuả tôi, tôi phaỉ trình bức điện tín cho y. Vốn sẳn ác cảm với tôi, Buì đọc xong bức điện tín thì quẳng nó lên bàn trở lại phía tôi rồi la toáng lên ngay giưả phòng làm việc: “Cại ni thì ôn bạo cạo cho anh Cạt, làm răng mà cọ chệ độ cho đi; thiệt giạ làm răng mà biệt!” Moị người quay lại nhìn tôi dò hoỉ, họ không biết có chuyện gì. Ông Cổn, bí thư chi bộ, người khá có cảm tình với tôi ngồi bàn bên cạnh chià tay ra bảo: “Chi rựa? cầu đưa mình xem.” Tôi đưa bức điện tín cho ông ta. Đọc qua, ông ấy có vẻ thông cảm, ôn tồn nói: “Cầu đưa cho anh Cạt, anh ậy lo về chuyên môn, ỵ kiện anh ậy thệ naò thì lên bạo cho mình biệt.” Buì nghểnh mặt ra cưả sổ, không thèm nhìn tôi và Cổn, giọng khinh khỉnh: “Trong nam ni nhân viên khôn biệt chi là chệ độ, tộ chực ra sao cạ, tệ rựa...”
Cát là Phó Gíam Đốc chi nhánh. Hắn cũng là gốc người liên khu tư – Thanh Nghệ Tỉnh. Hắn được ‘bố trí’ cái phòng riêng cuả phó giám đốc ngân hàng Nông Thôn thuộc chế độ cũ. Bổng chốc từ cái trụ sở chi điếm ngân hàng cấp huyện ngoaì Nghệ An - nền đất, mái tôn – chỉ mấy hôm sau đã được bổ nhiệm “tăng viện” cho Miền Nam; chểm chệ trên chiếc ghế xoay bằng da cuả Nhật bên một bàn làm việc lớn bằng gổ đánh vẹc ni nâu, lót kính sáng ngời nên hắn suốt ngaỳ loay hoay với đồ đạc và mấy cái ngăn kéo cùng đồ baì trí trong phòng. Hắn lé một mắt, khi nhìn thì nghiêng nghiêng cái đầu, miệng trể xuống có vẻ vưà mếu, vưà cười. Giao, nhân viên hành chánh của chi nhánh ngân hàng Nông Thôn cũ được lưu dung kể lại với bọn tôi chừng một tuần trước đó rằng Cát rủ Giao leo lên chiếc xe La Dalat tịch thu cuả Ngụy lái xuống Ngã Tư Bảy Hiền mua một tủ hồ sơ: “Tui với ổng đi dạo loanh quanh, tui chỉ cho ổng mấy cái tủ hồ sơ bằng sắt có ngăn kéo, cái to, cái nhỏ, cái màu xám, cái maù xanh, cái naò ổng cũng lắc đầu chê. Ổng cứ bám vô mấy chổ người ta trưng baỳ tủ quần áo bằng gổ, phọc mi ca, có kiếng. Tui noí với ổng là không được, ổng hoỉ: ‘Tại làm răng mà khôn được?’ cực chẳng đã tui phaỉ noí đó là mấy cái tủ đựng quần áo trong phòng ngủ. Ổng rảo tới rảo lui rả cẳng rồi chỉ vô một cái tủ nhỏ có kiếng soi và noí với tui: ‘Cại tụ ni chụng nọ đựng gì tau không biệt, nhưng nọ đẹp và vưà cại phòng cuạ tau, mi cự mua nọ cho tau!’ Tui không dám cười cũng cố gắng lắm để khoỉ khóc, noí với ổng là: ‘Không được đâu anh ơi, cái tủ naỳ là cái bàn phấn cuả đàn bà.’ Ổng cáu quá gắt toáng lên: ‘Phức tạp, phức tạp, tụ chi cụng là tụ, đựng cại chi mà khôn được? Tau thịch nọ, mi cự mua cho tau!’“ Cát vui sướng với cái tủ mới chưa được bao lâu thì mấy ngaỳ sau có vaì “đồng chí” bên quận uỷ qua làm việc, thấy cái bàn phấn sau lưng Cát họ phê bình sao đó mà nó được Cát chuyển lên phòng ngủ cuả chị em phụ nữ. Cô Bích Ngọc, một nhân viên nữ được cách mạng lưu dung kể lại những chị em cán bộ A –tức gốc ngoaì Bắc- được một phen tranh nhau ngồi trước cái “tủ” naỳ ngắm mình trong gương rồi cười ré lên. Thuở đó tôi cũng không biết tại sao cán bộ gốc Bắc hay noí oang oang, và cười ré lên. Mấy năm sau Nguyên, người anh họ bên vợ du học Liên Xô về, bố cuả hắn ta là cựu vụ trưởng vụ nghiên cứu “lịch sử đảng”, giải thích rằng đó là thoí quen cuả cán bộ công nhân ngoaì Bắc họ phaỉ tập noí cho to để ai cũng nghe được một cách công khai minh bạch, noí nhỏ chỉ vưà cho người đối diện nghe sẽ dễ bị nghi ngờ là có tư tưởng mờ ám, có âm mưu phản động chi đó. Còn cười ré lên là một cách baỳ tỏ cho công chúng và “tổ chức” thấy rằng mình đang hạnh phúc, vô tư, không mất lập trường, không buồn phiền, chống đối...Noí chung là để được yên thân.
Tôi đến cưả phòng cuả Cát thì hắn ta đang loay hoay với cái tủ hồ sơ bằng sắt có ngăn kéo. Tôi gỏ cưả nhè nhẹ; hắn không dừng tay, cũng không quay lại mà noí to lên: “Cọ chi rựa?” Tôi noí: “Anh Buì và anh Cổn bảo tôi gặp anh để báo cáo việc naỳ.” Cát quay lại, tôi đưa bức điện tín cho Cát, hắn chià tay cầm lấy, lôi cặp kính trong tuí áo trên ra đeo lên rồi nhướng mắt nhẩm đọc. Đọc xong Cát ngồi xuống ghế, đôi môi trễ xuống không biết đang cười hay mếu, mắt nhướng lên sau cặp kính nhìn tôi: “Cầu nghe choa nọi cho rọ nì vì choa thông cạm đặc điệm tình hình dân trong Nam chưa biệt chệ độ là gì. Thoạt ly cạch mạng là phại bọ chuyện nhà. Choa thoạt ly từ năm 15 tuội, đển 22 tuội cách mạng đồng ý cho cượi vợ cụng làm ợ cơ quan, khôn được về nhà. Điện tịn ni nọi rọ là ‘hập hội’ mà ‘hập hội’ là chưa chệt. Cách mạng chị cọ chệ độ nghị phẹp khi cha mẹ chệt, chứ không có chệ độ nghị phẹp khi cha mẹ ‘hập hội’.” Noí xong hắn quăng bức điện tín lại cho tôi, trong đó mẹ tôi chỉ ghi có có sáu chử “Cha hấp hối, con về gấp”. Tôi noí: “Tôi không biết chế độ ra sao nhưng trong Nam chúng tôi nói HẤP HỐI thì có nghiã là trước sau gì cũng chết. Cha tôi sắp chết cần gặp tôi, đợi khi ổng chết rồi thì tôi về còn ý nghiã gì nưã...” Cát khoát tay bảo tôi lui ra, miệng hắn trể xuống khinh bỉ.
Tôi cầm tờ điện tín trong tay, quay trở lại lầu hai. Buì có ý đợi, vưà thấy tôi y hoỉ to lên: “Răng? Cạt nọi răng?” Tôi chưa vội trả lời, quay về chổ bàn làm -việc ngồi chung với tổ công tác rồi noí vọng với ông Cổn: “Ông Cát bảo với tôi rằng ‘cha hấp hối’ là chưa chết, không có chế độ cho nghỉ phép khi cha mẹ hấp hối, chỉ có chế độ nghỉ phép khi cha mẹ chết.” Buì la to lên: “Thì tau đạ nọi rồi mà mi khôn nghe, làm răng mà cọ chệ độ ‘hập hội’...” Lúc đó tất cả moị người có mặt trong phòng mới biết nội dung bức điện tín tôi nhận được một giờ trước đó, mấy cô gái nhạy cảm nhứt bu lại chổ tôi ngồi, người naò cũng baỳ tỏ sự ngạc nhiên, rồi ái ngai: “Vậy là ba cuả anh bịnh nặng lắm sao?”, “Ôi vậy là bác đang hấp hối ở nhà sao?”, “Sao anh có tính về không?” Ông Cổn nhìn tôi, gật đầu nhè nhẹ rồi rời chổ đi xuống tầng dưới. Tôi biết là ông ta xuống gặp Cát.
Một lát sau ông Cổn đi lên, mặt tươi cười tay cầm mảnh giấy đưa cho tôi: “Mình biết là cậu sẽ bỏ về thôi, nhưng không có giấy cơ quan cậu không mua được vé xe đâu. Đây, mình noí với Cát viết giấy phép cho cậu về.” Cầm tờ giấy phép ba ngaỳ lòng lạnh lùng chai đá cuả tôi kể từ cái ngày tháng Tư ấy bổng dưng xúc động. Tôi thấy loáng thoáng trong con người cuả ông Cổn hình bóng người anh cuả tôi đang ở ngoaì Bắc. Anh thuộc những người Bắc đầu tiên vaò Nam thăm gia đình sau gần 25 năm không gặp. Anh và tôi đã nằm noí chuyện suốt một đêm không ngủ trên chiếc giường cuả tôi trong căn phòng ở Đà Lạt. Anh thú thật là trong cái ba lô mang từ ngoaì Bắc vaò có hai chục cái chén sành, khi vaò đến nơi, ăn bưả cơm đầu tiên với gia đình nhìn chén bát, ly tách cuả mẹ tôi trong nhà anh không dám lôi chúng ra; anh cứ tưởng dưới chế độ kềm kẹp bóc lột tàn khốc cuả Mỹ-Ngụy chúng tôi không có bát ăn cơm như những gì người ta noí ra rả trên báo chí, đài phát thanh Hà Nội và các loa phường...Tôi cảm nhận trong tâm tư cuả ông Cổn có sự tử tế pha trộn với sự hổ thẹn như cuả anh. Suốt hơn 15 năm sau đó tôi và ông Cổn vẫn có duyên gặp nhau và giưả hai chúng tôi vẫn giử được mối giao tiếp tử tế cho tới ngaỳ ông ấy mất vì ung thư tuyến tiền liệt cũng giống như anh.
Tôi về đến nhà thì cha tôi đã nửa tỉnh, nửa mê. Mẹ tôi và chị tôi đang toan tính những gì cần phaỉ làm để chôn cất. Chuyện giấy tờ, xin chính quyền mới một chổ trong nghiã đia trên số 4 sẽ không khó khăn gì với ông già gần tám mươi tuổi; nhưng đến bưả cơm thì tôi biết nan giải nhất là cái hòm. Hôm từ trên chiếc xe than cuả HTX vận tải bước xuống bến xe cạnh bờ hồ Xuân Hương để đi bộ về nhà, khi lên dốc chợ Hoà Bình tôi hơi ngạc nhiên vì xa xa trên dốc đi xuống là một đàn con nít mà thoạt trông tôi cứ tưởng là những đồng baò Thượng tôi vẫn gặp cách đó mười mấy năm - một màu đen xám; những cái đầu gối rách bươm nhấp nha, nhấp nháy theo bước chân cuả chúng như những con mắt - nhắm, mở; nhắm, mở. Khi chúng đi xuống đến gần sát tôi mới thấy cách ăn mặc cuả đa số trong bọn chúng lẫn lộn những áo len củ kỹ, chắp vá bởi vải cuả màn cưả, cuả bất cứ thứ gì có thể tưởng tượng được; quần thì vá hoặc may bằng bao cát Mỹ mà trước đây quân đội dùng xây lô cốt. Trên lưng đưá naò cũng có cái guì đựng hạt dẻ, vaì giò lan, hoặc cuỉ khô; có đưá đang kéo lê một nhánh củi lớn, lệt xệch dưới đất. Khi chúng đi ngang qua tôi rồi về cuối dốc, ngoái nhìn lại tôi cũng thấy những con mắt nhấp nha, nhấp nháy nhưng lần naỳ thì ở trên những cái mông cũng rách bươm khi chúng lê lết trong rừng. Chẳng lẽ chỉ hơn một năm mà Đà Lạt đã về đến cội nguồn bộ lạc như vậy sao? Tôi thầm nghĩ người sống đã như thế, người chết hẳn phải tệ hơn.
Sau khi ăn hết một tô su su luộc thì xong bưã tối; tôi móc trong tuí ra cái đồng hồ Seiko “hai cưả sổ, có người lái” đưa cho chị tôi: “Chị bán cái naỳ đi mua cho cậu cái hòm.” Chị tôi noí: “Quý hoá quá, chị sẽ xin mua mấy tấm ván thông hợp tác xã họ tuồn lậu ra bán. Ông Nguyễn Đình Thưà hưá sẽ đóng giùm cái hòm.” Mẹ tôi noí: “Làm sao khiêng mấy tấm ván đó về được?” Chị tôi noí: “Mợ kêu chồng con Khôi, nó có cái xe ngưạ, hôm qua mẹ nó mới đến thăm cậu rồi noí có cần gì thì kêu nó.” Tôi hoỉ: “Không có xe lam hay sao?” Mẹ tôi cười xuỳ một tiếng, chị tôi chậc lưỡi: “Mấy hôm nay em có thấy cái xe lam naò không? Làm gì có xăng? Thằng chồng con Khôi kiếm được khối tiền nhờ nó giử được con ngưạ kéo xe cho cái ‘ba toa’ hồi trước.”
Đêm hôm đó cha tôi tỉnh lại; tôi nắm lấy tay; mẹ tôi khẻ noí sát tai ông: “Con trai về, thằng Tâm, ông có nhận ra không?” Tôi ghé sát mặt ông: “Con đây cậu.” Ông hé mở mắt một chút, môi động đậy. Mẹ tôi gặng hỏi: “Ông có nhận ra con không?” Tôi gật đầu thay ông: “Có đó mợ, cậu có siết nhẹ tay con.” Loáng thoáng tôi thấy bà đưa tay lên quẹt mắt. Hôm sau cha tôi vẫn chưa đi, nhưng đã đến lúc tôi phaỉ ra đi; lời cuả ông Cát văng vẳng bên tai: “Hập hội chưa phại là chệt!” Mẹ tôi noí với tôi: “Thôi con về gặp cậu như vậy là mãn nguyện rồi, khi cậu đi con không cần phaỉ về nưã, mợ sẽ báo tin sau.” Tôi noí: “Mợ viết thơ, đừng đánh điện tín nưã tốn tiền.” Chị tôi noí: “Em đi thì chỉ một vaì hôm là cậu đi thôi, không còn bao lâu đâu.”
Tôi ra bến xe HTX vận taỉ lúc 2 giờ sáng để sắp hàng mua vé. Gần nưã đêm tôi mới đến chi nhánh công tác dù con đường không quá 320km. Sáng hôm đó moi người xúm lại thăm hoỉ. Tôi noí cha tôi đã mất rồi, và biết rằng noí vậy tôi đã tước mất cuả Buì, và nhất là cuả Cát, một chiến thắng: ‘Hập hội chưa phại là chệt.”
Gần một tháng sau tôi nhận được thơ từ nhà. Thơ báo rằng cha tôi mất hai hôm sau ngaỳ tôi đi. Trong thơ có một tấm hình do anh Hải, người thợ hình dạo từng thuê nhà cuả chị tôi, chụp tặng gia đình làm kỷ niệm. Anh bây giờ là hội viên hợp tác xã nhiếp ảnh du lịch Đà Lạt, mua được phim và giấy hình theo giá nhà nước. Tôi vô tình đưa tấm hình cho Bích Ngọc xem trong lúc cô Thu cũng ngồi gần đó. Một lúc sau tên Buì xuất hiện, hắn đứng trước bàn tổ công tác cuả bọn tôi, noí to như ra lệnh: “Nghe nọi cọ hình đạm ma cha cuạ cậu, đưa mình xem chụt được khôn?” Tôi lục ngăn kéo lấy tấm hình đưa cho Buì. Mọi người nhìn chúng tôi có vẻ “khẩn trương”. Buì xem rất kỹ, xong y nhếch miệng cười cười rồi noí to như thể Archimedes rống lên: “Eureka, eureka!” khi nhaỷ ra khoỉ cái bồn tắm: “Hình đạm ma cha cuạ cậu sao không thậy cậu trong đọ¬¬???” Tôi không dự phòng “sự cố” như vậy. Moị con mắt dồn về phiá tôi; bổng một tia sáng thoáng qua trong đầu cùng cảm giác cái xiết tay nhè nhẹ cuả cha tôi tối hôm đó giúp tôi chậm rải trả lời: “Tôi là người cầm cái máy hình, làm sao có tôi ở trong hình được, phaỉ có ai cầm máy hình chớ!” Một lần nưã tôi biết Buì bị tước mất một chiến thắng khác.
Năm đó, khi bình bầu “sơ kết” sáu tháng đầu năm tôi “được” đoàn thanh niên điều đi lao động trồng luá ở Củ Chi nên không tham dự được. Mấy hôm sau về lại “cơ quan” thì được cô Bảnh, người con gái sinh trưởng ở Hốc Môn, nhân viên ‘lưu dung’ từ ngân hàng Nông Thôn thuật lại khi đến lượt “tổ chức” góp ý phê bình tôi thì Buì bảo viết vô biên bản rằng: “Đ/C Tâm là người thâm trầm, khó hiểu.” Noí xong Bảnh cười híp đôi mắt lá răm: “Tuị tui noí dí nhau là anh đâu có gì thâm trầm, anh noí dóc nghe cười muốn chít, anh cũng có gì khó hiểu đâu...” Tôi noí với Bảnh: “Cô Bảnh không biết đó thôi, noí như vậy là Buì cố tình báo cho ‘tổ chức’ theo dõi tư tưởng cuả tui, người thâm trầm khó hiểu là người rất đáng nghi ngờ. Từ đây cô coi chừng chơi với tui sẽ mang họa lây đó.” Bảnh cười, con mắt lá răm càng híp thêm.
Cát là Phó Gíam Đốc chi nhánh. Hắn cũng là gốc người liên khu tư – Thanh Nghệ Tỉnh. Hắn được ‘bố trí’ cái phòng riêng cuả phó giám đốc ngân hàng Nông Thôn thuộc chế độ cũ. Bổng chốc từ cái trụ sở chi điếm ngân hàng cấp huyện ngoaì Nghệ An - nền đất, mái tôn – chỉ mấy hôm sau đã được bổ nhiệm “tăng viện” cho Miền Nam; chểm chệ trên chiếc ghế xoay bằng da cuả Nhật bên một bàn làm việc lớn bằng gổ đánh vẹc ni nâu, lót kính sáng ngời nên hắn suốt ngaỳ loay hoay với đồ đạc và mấy cái ngăn kéo cùng đồ baì trí trong phòng. Hắn lé một mắt, khi nhìn thì nghiêng nghiêng cái đầu, miệng trể xuống có vẻ vưà mếu, vưà cười. Giao, nhân viên hành chánh của chi nhánh ngân hàng Nông Thôn cũ được lưu dung kể lại với bọn tôi chừng một tuần trước đó rằng Cát rủ Giao leo lên chiếc xe La Dalat tịch thu cuả Ngụy lái xuống Ngã Tư Bảy Hiền mua một tủ hồ sơ: “Tui với ổng đi dạo loanh quanh, tui chỉ cho ổng mấy cái tủ hồ sơ bằng sắt có ngăn kéo, cái to, cái nhỏ, cái màu xám, cái maù xanh, cái naò ổng cũng lắc đầu chê. Ổng cứ bám vô mấy chổ người ta trưng baỳ tủ quần áo bằng gổ, phọc mi ca, có kiếng. Tui noí với ổng là không được, ổng hoỉ: ‘Tại làm răng mà khôn được?’ cực chẳng đã tui phaỉ noí đó là mấy cái tủ đựng quần áo trong phòng ngủ. Ổng rảo tới rảo lui rả cẳng rồi chỉ vô một cái tủ nhỏ có kiếng soi và noí với tui: ‘Cại tụ ni chụng nọ đựng gì tau không biệt, nhưng nọ đẹp và vưà cại phòng cuạ tau, mi cự mua nọ cho tau!’ Tui không dám cười cũng cố gắng lắm để khoỉ khóc, noí với ổng là: ‘Không được đâu anh ơi, cái tủ naỳ là cái bàn phấn cuả đàn bà.’ Ổng cáu quá gắt toáng lên: ‘Phức tạp, phức tạp, tụ chi cụng là tụ, đựng cại chi mà khôn được? Tau thịch nọ, mi cự mua cho tau!’“ Cát vui sướng với cái tủ mới chưa được bao lâu thì mấy ngaỳ sau có vaì “đồng chí” bên quận uỷ qua làm việc, thấy cái bàn phấn sau lưng Cát họ phê bình sao đó mà nó được Cát chuyển lên phòng ngủ cuả chị em phụ nữ. Cô Bích Ngọc, một nhân viên nữ được cách mạng lưu dung kể lại những chị em cán bộ A –tức gốc ngoaì Bắc- được một phen tranh nhau ngồi trước cái “tủ” naỳ ngắm mình trong gương rồi cười ré lên. Thuở đó tôi cũng không biết tại sao cán bộ gốc Bắc hay noí oang oang, và cười ré lên. Mấy năm sau Nguyên, người anh họ bên vợ du học Liên Xô về, bố cuả hắn ta là cựu vụ trưởng vụ nghiên cứu “lịch sử đảng”, giải thích rằng đó là thoí quen cuả cán bộ công nhân ngoaì Bắc họ phaỉ tập noí cho to để ai cũng nghe được một cách công khai minh bạch, noí nhỏ chỉ vưà cho người đối diện nghe sẽ dễ bị nghi ngờ là có tư tưởng mờ ám, có âm mưu phản động chi đó. Còn cười ré lên là một cách baỳ tỏ cho công chúng và “tổ chức” thấy rằng mình đang hạnh phúc, vô tư, không mất lập trường, không buồn phiền, chống đối...Noí chung là để được yên thân.
Tôi đến cưả phòng cuả Cát thì hắn ta đang loay hoay với cái tủ hồ sơ bằng sắt có ngăn kéo. Tôi gỏ cưả nhè nhẹ; hắn không dừng tay, cũng không quay lại mà noí to lên: “Cọ chi rựa?” Tôi noí: “Anh Buì và anh Cổn bảo tôi gặp anh để báo cáo việc naỳ.” Cát quay lại, tôi đưa bức điện tín cho Cát, hắn chià tay cầm lấy, lôi cặp kính trong tuí áo trên ra đeo lên rồi nhướng mắt nhẩm đọc. Đọc xong Cát ngồi xuống ghế, đôi môi trễ xuống không biết đang cười hay mếu, mắt nhướng lên sau cặp kính nhìn tôi: “Cầu nghe choa nọi cho rọ nì vì choa thông cạm đặc điệm tình hình dân trong Nam chưa biệt chệ độ là gì. Thoạt ly cạch mạng là phại bọ chuyện nhà. Choa thoạt ly từ năm 15 tuội, đển 22 tuội cách mạng đồng ý cho cượi vợ cụng làm ợ cơ quan, khôn được về nhà. Điện tịn ni nọi rọ là ‘hập hội’ mà ‘hập hội’ là chưa chệt. Cách mạng chị cọ chệ độ nghị phẹp khi cha mẹ chệt, chứ không có chệ độ nghị phẹp khi cha mẹ ‘hập hội’.” Noí xong hắn quăng bức điện tín lại cho tôi, trong đó mẹ tôi chỉ ghi có có sáu chử “Cha hấp hối, con về gấp”. Tôi noí: “Tôi không biết chế độ ra sao nhưng trong Nam chúng tôi nói HẤP HỐI thì có nghiã là trước sau gì cũng chết. Cha tôi sắp chết cần gặp tôi, đợi khi ổng chết rồi thì tôi về còn ý nghiã gì nưã...” Cát khoát tay bảo tôi lui ra, miệng hắn trể xuống khinh bỉ.
Tôi cầm tờ điện tín trong tay, quay trở lại lầu hai. Buì có ý đợi, vưà thấy tôi y hoỉ to lên: “Răng? Cạt nọi răng?” Tôi chưa vội trả lời, quay về chổ bàn làm -việc ngồi chung với tổ công tác rồi noí vọng với ông Cổn: “Ông Cát bảo với tôi rằng ‘cha hấp hối’ là chưa chết, không có chế độ cho nghỉ phép khi cha mẹ hấp hối, chỉ có chế độ nghỉ phép khi cha mẹ chết.” Buì la to lên: “Thì tau đạ nọi rồi mà mi khôn nghe, làm răng mà cọ chệ độ ‘hập hội’...” Lúc đó tất cả moị người có mặt trong phòng mới biết nội dung bức điện tín tôi nhận được một giờ trước đó, mấy cô gái nhạy cảm nhứt bu lại chổ tôi ngồi, người naò cũng baỳ tỏ sự ngạc nhiên, rồi ái ngai: “Vậy là ba cuả anh bịnh nặng lắm sao?”, “Ôi vậy là bác đang hấp hối ở nhà sao?”, “Sao anh có tính về không?” Ông Cổn nhìn tôi, gật đầu nhè nhẹ rồi rời chổ đi xuống tầng dưới. Tôi biết là ông ta xuống gặp Cát.
Một lát sau ông Cổn đi lên, mặt tươi cười tay cầm mảnh giấy đưa cho tôi: “Mình biết là cậu sẽ bỏ về thôi, nhưng không có giấy cơ quan cậu không mua được vé xe đâu. Đây, mình noí với Cát viết giấy phép cho cậu về.” Cầm tờ giấy phép ba ngaỳ lòng lạnh lùng chai đá cuả tôi kể từ cái ngày tháng Tư ấy bổng dưng xúc động. Tôi thấy loáng thoáng trong con người cuả ông Cổn hình bóng người anh cuả tôi đang ở ngoaì Bắc. Anh thuộc những người Bắc đầu tiên vaò Nam thăm gia đình sau gần 25 năm không gặp. Anh và tôi đã nằm noí chuyện suốt một đêm không ngủ trên chiếc giường cuả tôi trong căn phòng ở Đà Lạt. Anh thú thật là trong cái ba lô mang từ ngoaì Bắc vaò có hai chục cái chén sành, khi vaò đến nơi, ăn bưả cơm đầu tiên với gia đình nhìn chén bát, ly tách cuả mẹ tôi trong nhà anh không dám lôi chúng ra; anh cứ tưởng dưới chế độ kềm kẹp bóc lột tàn khốc cuả Mỹ-Ngụy chúng tôi không có bát ăn cơm như những gì người ta noí ra rả trên báo chí, đài phát thanh Hà Nội và các loa phường...Tôi cảm nhận trong tâm tư cuả ông Cổn có sự tử tế pha trộn với sự hổ thẹn như cuả anh. Suốt hơn 15 năm sau đó tôi và ông Cổn vẫn có duyên gặp nhau và giưả hai chúng tôi vẫn giử được mối giao tiếp tử tế cho tới ngaỳ ông ấy mất vì ung thư tuyến tiền liệt cũng giống như anh.
Tôi về đến nhà thì cha tôi đã nửa tỉnh, nửa mê. Mẹ tôi và chị tôi đang toan tính những gì cần phaỉ làm để chôn cất. Chuyện giấy tờ, xin chính quyền mới một chổ trong nghiã đia trên số 4 sẽ không khó khăn gì với ông già gần tám mươi tuổi; nhưng đến bưả cơm thì tôi biết nan giải nhất là cái hòm. Hôm từ trên chiếc xe than cuả HTX vận tải bước xuống bến xe cạnh bờ hồ Xuân Hương để đi bộ về nhà, khi lên dốc chợ Hoà Bình tôi hơi ngạc nhiên vì xa xa trên dốc đi xuống là một đàn con nít mà thoạt trông tôi cứ tưởng là những đồng baò Thượng tôi vẫn gặp cách đó mười mấy năm - một màu đen xám; những cái đầu gối rách bươm nhấp nha, nhấp nháy theo bước chân cuả chúng như những con mắt - nhắm, mở; nhắm, mở. Khi chúng đi xuống đến gần sát tôi mới thấy cách ăn mặc cuả đa số trong bọn chúng lẫn lộn những áo len củ kỹ, chắp vá bởi vải cuả màn cưả, cuả bất cứ thứ gì có thể tưởng tượng được; quần thì vá hoặc may bằng bao cát Mỹ mà trước đây quân đội dùng xây lô cốt. Trên lưng đưá naò cũng có cái guì đựng hạt dẻ, vaì giò lan, hoặc cuỉ khô; có đưá đang kéo lê một nhánh củi lớn, lệt xệch dưới đất. Khi chúng đi ngang qua tôi rồi về cuối dốc, ngoái nhìn lại tôi cũng thấy những con mắt nhấp nha, nhấp nháy nhưng lần naỳ thì ở trên những cái mông cũng rách bươm khi chúng lê lết trong rừng. Chẳng lẽ chỉ hơn một năm mà Đà Lạt đã về đến cội nguồn bộ lạc như vậy sao? Tôi thầm nghĩ người sống đã như thế, người chết hẳn phải tệ hơn.
Sau khi ăn hết một tô su su luộc thì xong bưã tối; tôi móc trong tuí ra cái đồng hồ Seiko “hai cưả sổ, có người lái” đưa cho chị tôi: “Chị bán cái naỳ đi mua cho cậu cái hòm.” Chị tôi noí: “Quý hoá quá, chị sẽ xin mua mấy tấm ván thông hợp tác xã họ tuồn lậu ra bán. Ông Nguyễn Đình Thưà hưá sẽ đóng giùm cái hòm.” Mẹ tôi noí: “Làm sao khiêng mấy tấm ván đó về được?” Chị tôi noí: “Mợ kêu chồng con Khôi, nó có cái xe ngưạ, hôm qua mẹ nó mới đến thăm cậu rồi noí có cần gì thì kêu nó.” Tôi hoỉ: “Không có xe lam hay sao?” Mẹ tôi cười xuỳ một tiếng, chị tôi chậc lưỡi: “Mấy hôm nay em có thấy cái xe lam naò không? Làm gì có xăng? Thằng chồng con Khôi kiếm được khối tiền nhờ nó giử được con ngưạ kéo xe cho cái ‘ba toa’ hồi trước.”
Đêm hôm đó cha tôi tỉnh lại; tôi nắm lấy tay; mẹ tôi khẻ noí sát tai ông: “Con trai về, thằng Tâm, ông có nhận ra không?” Tôi ghé sát mặt ông: “Con đây cậu.” Ông hé mở mắt một chút, môi động đậy. Mẹ tôi gặng hỏi: “Ông có nhận ra con không?” Tôi gật đầu thay ông: “Có đó mợ, cậu có siết nhẹ tay con.” Loáng thoáng tôi thấy bà đưa tay lên quẹt mắt. Hôm sau cha tôi vẫn chưa đi, nhưng đã đến lúc tôi phaỉ ra đi; lời cuả ông Cát văng vẳng bên tai: “Hập hội chưa phại là chệt!” Mẹ tôi noí với tôi: “Thôi con về gặp cậu như vậy là mãn nguyện rồi, khi cậu đi con không cần phaỉ về nưã, mợ sẽ báo tin sau.” Tôi noí: “Mợ viết thơ, đừng đánh điện tín nưã tốn tiền.” Chị tôi noí: “Em đi thì chỉ một vaì hôm là cậu đi thôi, không còn bao lâu đâu.”
Tôi ra bến xe HTX vận taỉ lúc 2 giờ sáng để sắp hàng mua vé. Gần nưã đêm tôi mới đến chi nhánh công tác dù con đường không quá 320km. Sáng hôm đó moi người xúm lại thăm hoỉ. Tôi noí cha tôi đã mất rồi, và biết rằng noí vậy tôi đã tước mất cuả Buì, và nhất là cuả Cát, một chiến thắng: ‘Hập hội chưa phại là chệt.”
Gần một tháng sau tôi nhận được thơ từ nhà. Thơ báo rằng cha tôi mất hai hôm sau ngaỳ tôi đi. Trong thơ có một tấm hình do anh Hải, người thợ hình dạo từng thuê nhà cuả chị tôi, chụp tặng gia đình làm kỷ niệm. Anh bây giờ là hội viên hợp tác xã nhiếp ảnh du lịch Đà Lạt, mua được phim và giấy hình theo giá nhà nước. Tôi vô tình đưa tấm hình cho Bích Ngọc xem trong lúc cô Thu cũng ngồi gần đó. Một lúc sau tên Buì xuất hiện, hắn đứng trước bàn tổ công tác cuả bọn tôi, noí to như ra lệnh: “Nghe nọi cọ hình đạm ma cha cuạ cậu, đưa mình xem chụt được khôn?” Tôi lục ngăn kéo lấy tấm hình đưa cho Buì. Mọi người nhìn chúng tôi có vẻ “khẩn trương”. Buì xem rất kỹ, xong y nhếch miệng cười cười rồi noí to như thể Archimedes rống lên: “Eureka, eureka!” khi nhaỷ ra khoỉ cái bồn tắm: “Hình đạm ma cha cuạ cậu sao không thậy cậu trong đọ¬¬???” Tôi không dự phòng “sự cố” như vậy. Moị con mắt dồn về phiá tôi; bổng một tia sáng thoáng qua trong đầu cùng cảm giác cái xiết tay nhè nhẹ cuả cha tôi tối hôm đó giúp tôi chậm rải trả lời: “Tôi là người cầm cái máy hình, làm sao có tôi ở trong hình được, phaỉ có ai cầm máy hình chớ!” Một lần nưã tôi biết Buì bị tước mất một chiến thắng khác.
Năm đó, khi bình bầu “sơ kết” sáu tháng đầu năm tôi “được” đoàn thanh niên điều đi lao động trồng luá ở Củ Chi nên không tham dự được. Mấy hôm sau về lại “cơ quan” thì được cô Bảnh, người con gái sinh trưởng ở Hốc Môn, nhân viên ‘lưu dung’ từ ngân hàng Nông Thôn thuật lại khi đến lượt “tổ chức” góp ý phê bình tôi thì Buì bảo viết vô biên bản rằng: “Đ/C Tâm là người thâm trầm, khó hiểu.” Noí xong Bảnh cười híp đôi mắt lá răm: “Tuị tui noí dí nhau là anh đâu có gì thâm trầm, anh noí dóc nghe cười muốn chít, anh cũng có gì khó hiểu đâu...” Tôi noí với Bảnh: “Cô Bảnh không biết đó thôi, noí như vậy là Buì cố tình báo cho ‘tổ chức’ theo dõi tư tưởng cuả tui, người thâm trầm khó hiểu là người rất đáng nghi ngờ. Từ đây cô coi chừng chơi với tui sẽ mang họa lây đó.” Bảnh cười, con mắt lá răm càng híp thêm.
